Tín ngưỡng thờ Mãu là tín ngưỡng dân gian đã tồn tại lâu đời và phổ biến tại Việt Nam, khởi nguồn của tín ngưỡng thờ mẫu là sự biết ơn với người mẹ trong nhận thức thủa sơ khai của con người. Thể hiện niềm tin, sự ngưỡng mộ, tôn vinh và thờ phụng những vị nữ thánh có Quyền năng sáng tạo, sản sinh, bảo trợ, tre trở cho con người trước những thách của hiện tượng thiên nhiên như gió, mưa, nắng, lửa, .. gây ra
Chùa nhữ xá xưa kia gọi là Chùa dựa là nơi thờ ĐứcThánh mẫu trong huyền thoại về công chúa Liễu Hạnh. Tương truyền, con gái vua thủy tề sau khi vượt qua hàm oan, trở về Hạ giới đã từ chối nhận ngọc ngà châu báu, mà cầu xin vua cha ban cho 1 lọ nước thần để hành đạo, cứu dỗi nhân gian. Khi nhân gian gặp nắng hạn công chúa dùng lọ nước thần tạo ra mưa thuận gió hòa mùa màng tươi tốt để người dân có cuộc sống ấm lo, hạnh phúc. Với quyền năng và đước độ của mình công chúa được lịch triều sắc phong Đệ tam thánh mẫu, nhân dân tôn thờ theo tín ngưỡng dân gian đó. hàng năm nhằm ngày 09/03 nhân dân trong làng tổ chức mở hội dâng hương cùng lê vật để tưởng nhớ công lao của thánh mẫu, đại lễ rước kiệu vào ngày 12/03 đóng cửa chùa vào 15/3,
Chùa nhữ xá (Chùa dựa) Vốn nổi tiếng linh thiêng, bởi cứ sau hội, đóng cửa chùa thường sẽ có mưa thuận gió hòa cây cối tốt tươi, đơm hoa kết trái.
Chùa Nhữ xá cũng là nơi mang nhiều dấu tích của cách mạng, là nơi tích trữ lương thực, nơi các chiến sỹ cách mạng cư trú, đi về. Sau khi phát hiện, giặc pháp bắn phá 5 gian tiền đường và làm hư hại góc tam quan phía tây nam của chùa. Năm tân tỵ (1941) Chùa được nhân dân trong làng sửa chữa và tôn tạo phần mái hiên.